Trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay. Các giải pháp bảo mật thông tin là vấn đề sống còn với doanh nghiệp.

Bởi điều này đồng nghĩa với việc tổ chức phải thay đổi cách làm việc, phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Có thể kể đến như sử dụng điện toán đám mây, Internet vạn vật kết nối (ioT),…

Song song với sự chuyển đổi này là các cuộc tấn công an ninh mạng tăng lên. Đặc biệt, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) mối lo dần lớn hơn. Theo nhận định của các chuyên gia bảo mật. SMEs là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng. 

Khi những thông tin quan trọng của doanh nghiệp như dữ liệu khách hàng, bí mật kinh doanh, tình trạng kinh doanh, thông tin đối tác, nhân viên,… bị tấn công và lộ ra ngoài, doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất nặng nề.

Không chỉ thiệt hại kinh tế, uy tín doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác cũng bị tổn hại. 

Do vậy, doanh nghiệp muốn “an toàn” trong thời đại số để nắm lấy cơ hội phát triển. Thì đảm bảo an toàn dữ liệu trở thành vấn đề bắt buộc.

Dữ liệu là tài sản quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Đã đến lúc doanh nghiệp nên nhanh chóng triển khai các giải pháp bảo mật thông tin. Hy vọng những sản phẩm bảo mật hàng đầu sẽ được doanh nghiệp lựa chọn, triển khai, giải quyết hiệu quả vấn đề an toàn dữ liệu. 

Những giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu

Đảm bảo việc bảo mật Physical Database

Điều này có nghĩa là giữ máy chủ cơ sở dữ liệu của bạn trong một môi trường an toàn. Môi trường này sẽ kiểm soát và ngăn chặn các truy cập trái phép. Nhưng nó cũng có nghĩa là giữ cơ sở dữ liệu trên một máy chủ riêng biệt, không có sự truy cập từ các ứng dụng và từ máy chủ web.

Sử dụng tường lửa

Tường lửa là phương thức bảo mật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhờ có tường lửa mà những thông tin cơ sở dữ liệu sẽ được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ bên ngoài. Tường lửa sẽ ngăn chặn những truy cập trái phép và bất thường. Qua đó, cơ sở dữ liệu của tổ chức sẽ được bảo mật một cách an toàn và hiệu quả hơn. Sử dụng tường lửa là một trong những giải pháp bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu.

Kiểm soát số lượng và quyền hạn truy cập

Để bảo mật tốt cơ sở dữ liệu và ngăn chặn dữ liệu bị rò rỉ ra bên ngoài, các doanh nghiệp cần phải quản lý thật tốt số lượng và quyền hạn truy cập. Các tổ chức cần phải giới hạn tối thiểu số lượng người có thể truy cập, cũng như giới hạn các quyền của họ chỉ được thực hiện ở mức tối thiểu cần thiết để thực hiện công việc của mình. Việc giới hạn số lượng và quyền hạn truy cập sẽ hạn chế tối đa những cuộc đánh cắp cơ sở dữ liệu.

Bảo mật tài khoản/ thiết bị của người dùng cuối

Các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn biết được ai đang truy cập vào nguồn cơ sở dữ liệu. Và nguồn cơ sở dữ liệu đó được truy cập khi nào và được dùng vào mục đích gì. Ứng dụng các biện pháp giám sát và theo dõi dữ liệu sẽ cảnh báo cho doanh nghiệp các truy cập và sử dụng dữ liệu trái phép và bất thường. Các thiết bị người dùng khi truy cập phải luôn tuân thủ theo các biện pháp kiểm soát bảo mật.

Mã hoá dữ liệu

Tất cả các dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ bằng cách mã hoá Encryption. Việc mã hoá sẽ giúp bảo mật thông tin tốt hơn, giúp cho quá trình truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị với nhau trở nên an toàn hơn.

 Bảo mật phần mềm cơ sở dữ liệu

Các cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi và hiện đại hơn. Chính vì thế, các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn sử dụng, cập nhật và ứng dụng những phần mềm quản lý bảo mật

Lưu trữ thông tin đăng nhập

Các tổ chức cần phải ghi lại tất cả các thông tin đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, cần ghi lại tất cả các hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các nguồn đăng nhập này. Qua đó có thể nhanh chóng phát hiện những sai phạm, những lưu lượng truy cập bất thường và trái phép.

Bài viết liên quan

Giải pháp Collaboration

Hiện tại có nhiều mô hình để triển khai hệ thống truyền thông hợp nhất Unified Communication...